Brandao là tác giả bàn thắng duy nhất mang về thắng lợi mang tính lịch sử cho HAGL, trong ngày mà sân Thống Nhất gần như không còn chỗ trống.
"Chiến thắng đầu tiên cho HLV Kiatisuk. HAGL thể hiện phong độ xuất sắc để đánh bại Sydney ở vòng bảng AFC Champions League", tờ Siam Sport khen ngợi.
Tờ báo thể thao hàng đầu Thái Lan bình luận: "Kiatisukdẫn HAGL hạ gục Sydney 1-0, có chiến thắng đầu tiên ở bảng H vòng loại AFC Champions League.
Chiến thắng này giúp HAGL vượt qua chính Sydney để đứng thứ 3 bảng đấu với 5 điểm. Đội bóng Australia bị đẩy xuống chót bảng với chỉ 2 điểm".
"Ngay khi bóng lăn, HAGL hoàn toàn lấn lướt đối thủ", Siam Sport đi vào chi tiết trận đấu. "Đội bóng của Kiatisuk có cơ hội mở tỷ số từ sớm nhưng pha dứt điểm của Vũ Văn Thanh đi chệch cột dọc.
Sau đó, Brandao băng vào dứt điểm nguy hiểm nhưng thủ môn của Sydney đã cản phá thành công.
Mãi đến phút 39, với thế trận chủ động hơn, HAGL mới có được bàn thắng mở tỷ số nhờ công của Brandao.
Không có thêm bàn thắng nào được ghi trong hiệp một. Hiệp hai tiếp tục là sự lấn lướt của HAGL và trận đấu khép lại với cách biệt 1-0 cho đại diện bóng đá Việt Nam".
Đây là trận thắng đầu tiên của HAGL ở AFC Champions League kể từ chiến thắng 3-1 trước Dalian Shide ngày 18/5/2004.
Chính "Zico Thái" là người mở tỷ số trong trận đấu trên sân Pleiku cách nay 18 năm (Minh Hải và Rơ Chăm Tiên ghi 2 bàn còn lại). Giờ đây, trong vai trò huấn luyện, Kiatisuk lại giúp HAGL có chiến thắng lịch sử.
TT
“Để có được tiếng nói chung với phụ huynh, trường đã có những trao đổi để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong điều kiện học bình thường, phụ huynh cần đóng các khoản phí: học phí, dịch vụ bán trú, dịch vụ đưa đón,... Nhưng trong thời gian dịch bệnh, học sinh học trực tuyến, nhà trường chỉ thu học phí để duy trì tất cả các hoạt động của nhà trường. Trên thực tế, nhà trường vẫn phải trả lương cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán trú... Họ đều là những cán bộ có hợp đồng chính thức với nhà trường nên trong giai đoạn dịch bệnh, trường vẫn phải duy trì đội ngũ, ổn định nhân sự để sẵn sàng đón học sinh quay lại trường khi hết dịch. Bên cạnh đó, Nhà trường vẫn phải bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất. Mặt khác, để việc dạy học trực tuyến hiệu quả, trường cần đầu tư thêm hệ thống phần mềm, nâng cấp hệ thống mạng, đường truyền Internet, đào tạo năng lực giáo viên…”
Bà Hiền cho biết, trong thời gian xây dựng kế hoạch năm học mới, trường đã xác định việc học tập của học sinh trong năm học 2021-2022 sẽ linh hoạt giữa 2 hình thức: trực tiếp và trực tuyến, tùy theo tình hình thực tế.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vì vậy, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội đã thông báo mức học phí học trực tuyến bằng 75% mức học phí học trực tiếp. Theo đó, thời gian học trực tuyến, nhà trường chỉ thu 75% học phí, áp dụng theo từng tuần, tháng. Còn tất cả các khoản liên quan đến dịch vụ bán trú, xe đưa đón,... trường không thu.
“Các khoản chi cho cán bộ, nhân viên chúng tôi tự tính trong khoản thu đó, nếu thiếu thì Nhà trường tự bù lỗ”, bà Hiền chia sẻ.
“Về phí hoạt động dã ngoại, nhà trường thu thấp hơn năm ngoái do còn số tiền năm ngoái chưa dùng hết. Đến cuối năm nay, nếu vẫn không tổ chức được hoạt động ngoại khóa thì chúng tôi lại hoàn tiền lại cho phụ huynh. Trong hoàn cảnh dịch bệnh, chúng tôi hiểu được những khó khăn của phụ huynh và những phản ứng của họ. Song, về phía nhà trường, chúng tôi cũng phải cố gắng để duy trì và vận hành cả một hệ thống. Thực tế giáo viên dạy học trực tuyến còn vất vả hơn nhiều so với dạy học trực tiếp. Trong tình hình dịch Covid-19, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các bậc phụ huynh để các hoạt động dạy học được triển khai tốt nhất và cũng là sự động viên các thầy cô giáo khi bước vào năm học mới”, bà Hiền chia sẻ.
Phí học trực tuyến: “Không phải dạy tiết nào tính tiền tiết đó”
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội cho hay, học trực tuyến rồi kéo theo học phí của loại hình này là điều các năm học trước chúng ta không lường trước được.
“Năm học 2019-2020, khi có tin dịch Covid-19 và học sinh phải tạm dừng đến trường và nghỉ 1 đến 2 tháng, tôi đã choáng váng. Sau đó tôi tổ chức cho học sinh học trực tuyến và quyết định không thu học phí học trực tuyến bởi nghĩ chỉ bổ trợ trong một vài tuần. Đồng nghĩa với đó, tôi chấp nhận vay tiền ngân hàng để trả lương cho giáo viên. Nhưng rồi đến cuối năm 2020 mọi việc lại lặp lại, lần này, tôi nghĩ buộc phải thu học phí trực tuyến, bởi nó không còn là chuyện đột xuất nữa mà có thể kéo dài và không biết đến bao giờ mới chấm dứt dịch”, thầy Hòa nói.
Theo thầy Hòa, học trực tuyến là việc thích ứng của học sinh, giáo viên và cả phụ huynh với bối cảnh tình hình mới. Do đó việc tính toán học phí học trực tuyến là việc tất yếu.
“Năm học 2019-2020 là 3 tháng, năm 2020-2021 là 2 tháng trường không thu đủ học phí như mọi năm nên phải vay ngân hàng mỗi tháng 15 tỷ đồng để trả cho giáo viên. Nhưng giờ đây phải tính đường lâu dài, đó là thu học phí học trực tuyến. Việc này nhằm duy trì dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời dịch; duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ trường,... và cuối cùng là duy trì nhà trường. Trường công lập có ngân sách nhà nước hỗ trợ còn trường ngoài công lập nếu không có học phí thì khó tồn tại. Phụ huynh cứ thử hình dung, vài ba giáo viên chủ nhiệm rời trường, lớp đi là các con đã ảnh hưởng rồi. Nhà trường còn phải đầu tư cơ sở vật chất rồi khấu hao; thay đổi chương trình, phương pháp sao cho phù hợp; mua ứng dụng dạy học; bố trí lực lượng tăng cường, hỗ trợ,... chứ không phải như phụ huynh tính rằng dạy tiết nào tính tiền tiết đấy. Hai bên trường và phụ huynh phải cùng đồng hành, cố gắng và có sự cảm thông”, thầy Hòa chia sẻ.
“Đừng để sau đợt dịch này mà các trường ngoài công lập sụp đổ, không thể tồn tại”.
Thầy Hòa tính toán, nhà trường sẽ hoàn trả lại chi phí các dịch vụ mà khi học sinh học ở nhà không dùng đến như tiền xe đưa đón; tiền đi trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa; trả bớt tiền duy trì đội ngũ quản lý bán trú, tiền điện, nước,...
Cộng tất cả các khoản phí cần trả dao động từ 18-20%. Do đó, nhà trường thống nhất chỉ thu 80% tổng học phí khi học sinh phải học trực tuyến và thông báo công khai (số giữ lại và 20% trả lại gồm những gì) tới các phụ huynh được biết từ đầu năm học này.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay, ngay từ đầu năm học này, nhà trường cũng đã có thông báo giảm 20% học phí khi học trực tuyến và nhận được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.
“Vì mỗi năm học, không biết lúc nào học trực tuyến, lúc nào có thể học tại trường, do đó chúng tôi nghĩ phải có chính sách thống nhất ngay từ đầu. Sau khi họp cha mẹ học sinh khối 6 và khối 10 ngày 14/8, phụ huynh đề nghị mức 20% và chúng tôi đồng ý. Các khối lớp khác thì năm ngoái, giảm 10%, năm nay được giảm 20% nên phụ huynh cũng rất ủng hộ. Đến ngày 21/8 này, chúng tôi sẽ họp trưởng ban của 73 lớp và thông qua biên bản”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, việc quyết định giảm 20% học phí khi học sinh học trực tuyến là cố gắng rất lớn của trường. “Bởi chấp nhận mức thu thấp thì giáo viên cũng bị ảnh hưởng. Nhiều giáo viên trẻ quê ngoại tỉnh về công tác, thu nhập thấp ở các môn Lịch sử, Địa lý, GDCD, Thể dục... cũng rất khổ sở với chi phí thuê nhà, ăn ở...”, ông Tùng nói.
Thanh Hùng
Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội gửi 'Đơn kêu cứu' vì không đồng tình mức giảm của nhà trường đối với một số khoản phí khi học online do tác động của dịch Covid-19.
" alt=""/>Dạy học trực tuyến, các trường tư tính học phí ra sao?Trong phong thủy ban công có hiệu ứng Minh đường, vì thế không được biến ban công thành nơi để các đồ lặt vặt, không được để chổi lau nhà, cũng không nên phơi quần áo ở đây, hơn nữa cũng không được để nước bẩn ứ đọng.
Vì thế ban công là nơi nhận định một gia đình có được Minh đường tốt hay không; nhất định ban công càng rộng càng nhiều tiền của, càng to càng tốt.
Các cảnh tượng nhìn thấy từ ban công quyết định cát hung đặc biệt là đối với bên trái Thanh long, bên phải Bạch hổ, phía trước Chu tước, phía sau Huyền vũ của ngôi nhà.
Nhiều gia đình biến ban công thành nơi để các đồ lặt vặt nhu chổi lau nhà hoặc treo quần áo, như vậy đã phá vỡ hoàn toàn hiệu ứng phong thủy là dùng ban công làm Minh đường. Hơn nữa ban công dễ tích tụ nước bẩn, đặt các đồ lặt vặt vào đấy dễ tạo ra bệnh truyền nhiễm từ muỗi và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
![]() |
Ảnh minh họa |
Những điều nên tránh
1. Bị chắn tầm nhìn
Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là ban công nhà bạn nên mở ở những góc có tầm nhìn tốt, không bị che chắn, bên cạnh đó cần phải xác định hướng của mặt trời, những điều kiện bên ngoài nhà.
2. Có đường đâm thẳng vào nhà
Nếu như ban công nhìn ra phía trước có con đường đâm thẳng vào nhà, giống như cọp dữ phóng thẳng tới vồ, nên tránh mở ban công theo hướng này. Điều quan trọng hơn là trên con đường ấy, xe cộ lưu thông nhiều, ồn ào, bụi bặm không ngừng đổ vào nhà từ phía ban công sẽ làm đảo lộn trường khí yên bình của ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của mọi người.
![]() |
Ban công cần có một tầm nhìn đẹp |
3. Mở nơi có góc nhọn
Theo quan niệm phong thuỷ, ban công không nên đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà. Góc nhọn đâm thẳng vào ban công nhà với khoảng cách càng gần hoặc càng nhọn thì càng bất lợi cho vận khí của ngôi nhà. Ngoài ra, ban công cũng không nên đối diện thẳng với cửa chính, nhà bếp và cửa phòng ăn.
Nếu ban công nhà bạn phạm phải một số điều kiêng kị trong phong thuỷ như trên mà không có cách sửa chữa, bạn có thể dùng rèm cửa, đặt bể cá cảnh hoặc trồng giàn hoa leo… như một chiếc bình phong để che chắn, hoá giải.
Ban công không được đối diện với con đường ngoằn ngoèo gấp khúc
Rất nhiều ngôi nhà hiện nay có ban công đối diện với những con đường gấp khúc. Từ bancông nhìn ra sẽ thấy rất rõ những đoạn gấp khúc này. Cách bố trí này sẽ không tốt cho ngôi nhà bởi những con đường ngoằn ngoèo đó chính là nguyên nhân làm giảm dòng khí tốt khi chảy vào nhà bạn.
Cách nâng cao vận khí bằng ban công
1. Trồng nhiều cây xanh
Trở về với thiên nhiên là xu thế giúp con người lấy lại cân bằng tuyệt vời nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có rất nhiều cách để tạo nên một không gian thiên nhiên cho ban công như: dùng cây xanh kết hợp với vật liệu ốp, dùng các tiểu cảnh nhỏ theo thể loại vườn khô, hay vườn khô kết hợp cùng tiểu cảnh nước, cây xanh mini…
![]() |
Không nên trồng nhiều loại hoa khác nhau |
Khi dùng cây xanh trang trí cho ban công, nên lưu ý chọn những loại cây rễ nông, có thể trồng được trong chậu và chú ý đến hệ thống thoát nước.
2. Các loài cây nên chọn
Các loại cây chọn trồng trên ban công nên có sức sống khoẻ, lá dày và đặc biệt phải luôn xanh tốt. Một số cây điển hình có thể kể đến như: Cây vạn niên, cây kim tiền, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài, cây diêu tiền… Nếu ban công của gia đình có nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm, bạn hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như sương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, cây sống đời, sứ Thái, hoa chuối cảnh, hoa giấy…
3. Không nên trồng nhiều loài cây khác nhau
Ban công không nên trồng nhiều loại cây cao thấp, dạng lá khác nhau lố nhố sẽ trông không đẹp. Chỉ nên trồng 1-2 loại, cắt tỉa gọn gàng, không trồng cây có lá lớn, rậm rạp nơi ban công, sẽ làm che mất tầm nhìn và vẻ đẹp của ngôi nhà.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Theo Khỏe và đẹp
" alt=""/>Bố trí ban công hóa giải sát khí, đem lại tài lộc cho gia đình